TRÍ THÔNG MINH XÃ HỘI - NGHIỆM THỨ HAI CỦA BÀI TOÁN LEADERSHIP BẬC NĂM
Vietnamese Version
Nếu thông minh trí tuệ (IQ) được định nghĩa như khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất trong một tình huống thì thông minh xã hội (social intelligence) là khả năng hiểu và xử lý tình huống với nhiều đối tượng xã hội khác nhau, khả năng đối xử khôn ngoan trong các mối quan hệ giữa người với người (theo một lý thuyết quan trọng bởi nhà tâm lý học người Mỹ Edward Thorndike vào năm 1920).
Khác với trí thông minh nói chung (IQ) và một số khía cạnh của trí tuệ cảm xúc, trí tuệ xã hội không phải bẩm sinh mà chủ yếu do học hỏi. Điều đó có nghĩa nó có thể được phát triển và tăng lên.
Những người thông minh về mặt xã hội thể hiện những đặc điểm cốt lõi giúp họ giao tiếp và kết nối với những người khác.
Lắng nghe hiệu quả: Một người sở hữu trí thông minh xã hội không chỉ lắng nghe để phản hồi mà còn thực sự chú ý đến những gì một người đang nói. Khi cuộc trò chuyện kết thúc, người kia cảm giác như được thấu hiểu và được kết nối. Họ khéo léo, đúng mực, hài hước và chân thành trong các cuộc trò chuyện và họ nhớ chi tiết về những người đã giúp cuộc trò chuyện có ý nghĩa hơn.
Tiết chế tranh cãi: Một người có trí thông minh xã hội sẽ không bác bỏ hoàn toàn ý tưởng, quan điểm suy nghĩ của người khác. Hơn ai hết, họ hiểu được rằng việc “khơi mào" một cuộc tranh cãi không hồi hết hoặc chứng minh quan điểm của bản thân là đúng, không quan tâm đến cảm xúc của người khác là một điều không nên làm. Thay vào đó, họ chọn cách lắng nghe với một tâm hồn cởi mở và một tư duy cầu tiến. Họ chấp nhận những ý kiến đa chiều, tiếp thu và thấu hiểu tiếng nói của người khác để từ đó xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả đối với tất cả mọi người.
SOCIAL INTELLIGENCE VÀ EMOTIONAL INTELLIGENCE: CÓ PHẢI LÀ CHỊ EM SINH ĐÔI?
Social intelligence và emotional intelligence (EI) là hai khái niệm liên quan đến khả năng tương tác xã hội và cảm xúc. Mặc dù có sự tương đồng, tuy nhiên, social intelligence bao gồm nhiều khía cạnh hơn so với emotional intelligence.
Emotional Intelligence (EQ) đề cập đến khả năng nhận biết, quản lý cảm xúc của chính mình và quan tâm, thấu hiểu cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, social intelligence (SI) không chỉ là khả năng nhận biết, đồng cảm với người khác dựa trên cảm xúc mà còn là cách ứng xử, tương tác với người khác dựa trên các tình huống xã hội và hành vi của họ. SI tập trung vào mối quan hệ xã hội, bao gồm khả năng đọc hiểu ngôn ngữ phi ngôn từ, đồng cảm, sự linh hoạt trong giao tiếp và khả năng xây dựng mối quan hệ tốt.
Một ví dụ sẽ làm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Giả sử có một nhóm bạn tham gia một dự án nhóm quan trọng. Một thành viên trong nhóm gặp khó khăn trong việc đưa ra ý kiến và thể hiện quan điểm cá nhân. Nếu bạn - một leader trong team, có social intelligence cao,
bạn sẽ nhận ra tình hình và sử dụng kỹ năng giao tiếp để giúp người đó tham gia vào cuộc trao đổi. Bạn có thể hỏi anh ta về quan điểm của mình, tạo ra một không gian an toàn để anh ta chia sẻ ý kiến và cung cấp phản hồi tích cực. Bạn cũng có thể sử dụng kỹ năng lắng nghe chủ động để hiểu và đáp ứng cảm xúc và nhu cầu của người đó. Trong khi đó, nếu bạn chỉ có emotional intelligence, bạn có thể nhận ra rằng người đó cảm thấy không tự tin hoặc bị căng thẳng, nhưng bạn có thể không biết cách tương tác hoặc khuyến khích anh ta tham gia. Bạn có thể cảm thông với tình trạng của người đó, nhưng không đủ khả năng sử dụng kỹ năng xã hội để giải quyết vấn đề.
SOCIAL INTELLIGENCE ĐƯỢC VẬN DỤNG TỐT NHƯ THẾ NÀO QUA CÁC HÌNH MẪU LÃNH ĐẠO LÝ TƯỞNG?
Một nhà lãnh đạo tiêu biểu có khả năng tận dụng triệt để trí thông minh xã hội của mình vào việc lãnh đạo là Jacinda Ardern, Thủ tướng của New Zealand.
Một ví dụ tiêu biểu về việc áp dụng trí thông minh xã hội của Jacinda Ardern là cuộc đối phó với vụ tấn công khủng bố tại hai nhà thờ ở Christchurch vào năm 2019. Ngay sau vụ việc, bà đã cực kì nhạy bén khi phản hồi một cách tinh tế đến nỗi đau của cộng đồng Hồi giáo. Bà lên tiếng trước công chúng với lời xin lỗi và cam kết đảm bảo an ninh và sự đoàn kết cho tất cả người dân New Zealand, và luôn thể hiện sự thiện chí, ủng hộ hết mình đến cộng đồng chịu ảnh hưởng. Jacinda Ardern cũng thể hiện khả năng lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của người dân. Bà dành thời gian dẫn đầu các cuộc họp cộng đồng, nơi những người bị ảnh hưởng có một không gian để chia sẻ về những khó khăn và lo lắng của mình. Bằng cách lắng nghe chủ động, bà đã truyền tải sự quan tâm và đáp ứng đúng cách đến nhu cầu và mong muốn của những người dân trong cộng đồng.
Mary Barra, CEO của General Motors (GM), là một ví dụ khác về một nhà lãnh đạo thành công trong việc vận dụng trí thông minh xã hội vào việc lãnh đạo. Đầu tiên phải kể đến cuộc khủng hoảng xe hơi của General Motors (GM) xuất phát từ việc phát hiện một số lỗi an toàn trên một số dòng xe của họ, đặc biệt là lỗi hệ thống công tắc chìa khóa và túi khí. Những lỗi này đã gây ra nhiều vụ tai nạn và thương vong người dùng. Khi Mary Barra tiếp nhận vai trò CEO của GM vào đầu năm 2014, bà phải đối mặt với tình hình khủng hoảng nghiêm trọng.
Trong quá trình đối phó với cuộc khủng hoảng, Mary Barra đã đáp trả bằng sự thiện chí và chân thành đến khách hàng và công chúng. Đầu tiên, bà đã thừa nhận lỗi của GM và lên tiếng xin lỗi công khai. Mary Barra đã có một cuộc cải tổ sâu rộng trong toàn bộ công ty để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. Bà đã tăng cường quy trình kiểm
tra chất lượng và áp dụng tiêu chuẩn an toàn cao hơn trong quá trình sản xuất. Bằng cách đặt an toàn và sự tín nhiệm từ khách hàng lên hàng đầu, bà đã thúc đẩy một môi trường làm việc đồng đội để toàn bộ GM cùng hướng đến mục tiêu chung. Bằng việc hành động quyết liệt và thành tâm từ bản thân, bà tạo ra một sự tin tưởng từ phía khách hàng và công chúng. Mary Barra cũng thể hiện sự lắng nghe chủ động và đồng cảm với nhân viên. Bà đã tổ chức các buổi họp nhóm và gặp gỡ cá nhân với nhân viên để hiểu và đáp ứng đúng cách những mối quan tâm và ý kiến của họ. Từ đó bà đã tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự đóng góp và sáng tạo từ mọi thành viên trong tổ chức.
LÀ SINH VIÊN - LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHÚNG TA RÈN DŨA TRÍ THÔNG MINH NÀY?
Trong thế giới hiện đại ưu tiên sự kết nối và giao tiếp, trí thông minh xã hội trở thành một yếu tố quan trọng để thành công không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà còn trong sự nghiệp. Sinh viên, những người trẻ đang chuẩn bị bước vào thị trường lao động, cần nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng này và nỗ lực rèn luyện nó.
Đầu tiên, các bạn trẻ nên dành thời gian để tạo cho mình một văn hoá tiếp thu, cởi mở với những gì khác biệt, mới mẻ. Điều này bao gồm việc đọc sách, bài viết hoặc tìm hiểu trực tuyến về các nhóm dân tộc, quốc gia, tôn giáo, hoặc cộng đồng khác nhau. Việc hiểu và đánh giá đúng môi trường xã hội của người khác sẽ giúp sinh viên tương tác và giao tiếp hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc xây dựng quan hệ xã hội đa dạng là một điều vô cùng cần thiết. Sinh viên nên mở rộng mạng lưới xã hội của mình bằng cách tiếp cận, tương tác với những cá nhân từ những cộng đồng khác. Việc giao tiếp với người từ các quốc gia khác, nhóm tuổi khác nhau hoặc lĩnh vực quan tâm khác nhau sẽ giúp sinh viên hiểu và đáp ứng tốt hơn với đa dạng ý kiến và quan điểm.
Cuối cùng, sẽ chỉ là lý thuyết suông nếu sinh viên không thực hành và mài dũa nó. Điều đó có thể được thực hiện qua các bài thuyết trình, tham gia diễn thuyết, hoặc các khóa học giao tiếp. Điều này giúp rèn kỹ năng diễn đạt ý kiến, lắng nghe và phản hồi, và thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng và tự tin. Sinh viên cũng nên tận dụng các cơ hội tham gia vào câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu, hoặc các tổ chức tình nguyện. Thông qua việc tham gia những hoạt động này, sinh viên có cơ hội tương tác với thành viên trong nhóm và học cách làm việc nhóm, giao tiếp và xử lý mâu thuẫn nội bộ hiệu quả.
English Version
SOCIAL INTELLIGENCE - THE SECOND DISTINCT ROOT
OF THE LEADERSHIP QUINTIC FUNCTION
If intelligence (IQ) is defined as the ability to find the best solution in a given situation, then social intelligence is the ability to understand and handle situations involving various social interactions, as well as the capability to behave wisely in human-to-human relationships. This concept was proposed by American psychologist Edward Thorndike in 1920.
Unlike general intelligence (IQ) and some aspects of emotional intelligence, social intelligence is not innate but primarily acquired through learning. This means it can be developed and enhanced over time.
Individuals who are socially intelligent exhibit core characteristics that enable them to communicate and connect effectively with others.
-
Effective listening: A person with social intelligence not only listens to respond but genuinely pays attention to what the other person is saying. When the conversation ends, the other person feels understood and connected. They are adept at being attentive, empathetic, humorous, and sincere in conversations, and they remember details about those who contributed to making the conversation more meaningful.
-
Avoiding unnecessary arguments: Someone with social intelligence will not outright dismiss the ideas or perspectives of others. Above all, they understand that "stirring up" an argument without resolution or proving their own point right, regardless of others' feelings, is not advisable. Instead, they choose to listen with an open mind and a progressive mindset. They embrace diverse opinions, absorb and understand others' voices, thereby building an effective working environment for everyone.
SOCIAL INTELLIGENCE AND EMOTIONAL INTELLIGENCE ARE OFTEN CONSIDERED SIBLINGS, BUT NOT IDENTICAL TWINS
Social intelligence and emotional intelligence (EI) are two concepts related to social interaction and emotions. While they share similarities, social intelligence encompasses more aspects than emotional intelligence.
Emotional Intelligence (EQ) refers to the ability to recognize and manage one's own emotions and to be caring and understanding of others' emotions. However, social intelligence (SI) goes beyond just recognizing and empathizing with others based on emotions; it also involves behaving and interacting with others based on social situations and their behaviors. SI focuses on social relationships, including the ability to read non-verbal language, empathize, display communication flexibility, and build strong relationships.
An example will clarify the difference between the two concepts. Let's say there is a group of friends participating in an important team project. One member of the group is having difficulty expressing their opinions and personal views. If you, as a leader in the team, have high social intelligence, you will recognize the situation and use communication skills to help that person engage in the discussion. You may ask them about their viewpoint, create a safe space for them to share their ideas, and provide positive feedback. You also actively listen to understand and respond to their emotions and needs. On the other hand, if you only have emotional intelligence, you may recognize that the person feels unsure or stressed, but you might not know how to interact or encourage them to participate. You may empathize with their state but lack the social skills to address the issue effectively.
HOW IS SOCIAL INTELLIGENCE EFFECTIVELY APPLIED THROUGH EXEMPLARY LEADERSHIP MODELS?
A prominent leader who effectively leverages their social intelligence in leadership is Jacinda Ardern, the Prime Minister of New Zealand.
A notable example of Jacinda Ardern applying her social intelligence was in her response to the terrorist attacks at two mosques in Christchurch in 2019. Immediately after the incident, she displayed incredible sensitivity in addressing the pain of the Muslim community. She publicly apologized and committed to ensuring security and unity for all New Zealanders, consistently demonstrating goodwill and wholehearted support to the affected community. Jacinda Ardern also showcased her ability to actively listen and understand the emotions of the people. She took the lead in community meetings, providing a space for those impacted to share their difficulties and concerns. By actively listening, she conveyed care and responded appropriately to the needs and desires of the people in the community.
Mary Barra, the CEO of General Motors (GM), is another example of a successful leader who effectively applies social intelligence in her leadership. One notable challenge she faced was the automotive crisis at General Motors, which stemmed from the discovery of safety defects in some of their vehicle models, particularly with faulty ignition switches and airbags. These defects led to numerous accidents and casualties among users. When Mary Barra assumed the role of GM's CEO in early 2014, she had to confront a severe crisis.
During the crisis management, Mary Barra responded with goodwill and sincerity towards customers and the public. First and foremost, she acknowledged GM's mistakes and publicly apologized. Mary Barra implemented a comprehensive company-wide restructuring to ensure safety and product quality. She enhanced quality control processes and implemented higher safety standards in the production process. By prioritizing safety and customer trust, she fostered a collaborative work environment to align the entire GM towards a common goal. Through resolute and genuine actions, she built trust among customers and the public. Mary Barra also demonstrated active listening and empathy towards employees. She organized group meetings and individual interactions with staff to understand and appropriately address their concerns and feedback. Consequently, she created a working environment that encouraged contributions and creativity from every member of the organization.
HOW CAN WE DEVELOP OUR OWN SOCIAL INTELLIGENCE?
In the modern world, prioritizing connection and communication, social intelligence becomes a crucial factor for success not only in personal life but also in one's career. Students and young individuals preparing to enter the job market need to be aware of the importance of this skill and make efforts to develop it.
Firstly, young individuals should take the time to create a receptive and open-minded culture towards what is different and new. This includes reading books, articles, or exploring online resources about different ethnic groups, nations, religions, or communities. Understanding and correctly evaluating the social environment of others will help students interact and communicate more effectively.
Furthermore, building diverse social relationships is highly essential. Students should expand their social networks by approaching and engaging with individuals from different communities. Communicating with people from different countries, age groups, or fields of interest will help students better understand and respond to diverse opinions and perspectives.
Lastly, it will only be theoretical if students do not practice and hone their social intelligence. This can be achieved through presentations, public speaking, or communication courses. This helps to develop skills in expressing opinions, active listening, and responding while presenting ideas clearly and confidently. Students should also seize opportunities to join clubs, research groups, or volunteer organizations. Through participation in such activities, students have the chance to interact with group members and learn effective teamwork, communication, and conflict resolution skills.