top of page

KHẢ NĂNG NHẬN THỨC - KÍNH VIỄN VỌNG CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TÀI BA

CAP 1.png

Hiểu được những yếu tố trên cũng như nỗi lo lắng thường gặp của các bạn sinh viên, BEC hi vọng có thể giúp các bạn có thêm lợi thế trong môi trường cạnh tranh hiện nay bằng cách cung cấp thêm kiến thức về leadership trait. Và lần này, hãy cùng BEC khám phá sâu hơn về khả năng nhận thức (cognitive ability) - tố chất đóng vai trò nền móng của một leader giỏi nhé! 

KHẢ NĂNG NHẬN THỨC LÀ GÌ?

Không phải tự nhiên mà hễ nhắc đến leadership và những tố chất liên quan, người ta liền nhắc đến khả năng nhận thức (cognitive ability) như một lẽ tất yếu. Một leader có khả năng nhận thức là khi họ hiểu được chính bản thân mình kể cả ưu và nhược, biết được độ khả thi của những mục tiêu được đề ra và nắm bắt tình huống để ứng phó kịp thời. Trong nhiều trường hợp, khả năng nhận thức còn thể hiện nên cách học tập, ghi nhớ hay tư duy xử lý vấn đề.

Bởi vì “Một trong những thử thách của sự lãnh đạo là khả năng nhận ra vấn đề trước khi nó trở thành sự tình khẩn cấp” (Arnold H. Glasow), khả năng nhận thức luôn đóng vai trò nền tảng trong hành trình xây dựng và hoàn thiện kỹ năng leadership. Ví dụ, một leader quá cảm tính có thể nhận ra điểm yếu của mình nếu có khả năng nhận thức. Trên tinh thần phát triển kỹ năng lãnh đạo, họ có thể tìm cách hiểu hơn về bản thân của mình để khắc phục hoặc loại bỏ điều này. Hay họ thậm chí còn có thể biến sự cảm tính đó thành trí thông minh cảm xúc, đẩy nhanh quá trình thấu hiểu tín cách, tâm lý của các thành viên. Điều đó thật sự góp phần cho việc truyền động lực cho đội nhóm, duy trì bầu không khí hòa nhã và tinh thần đồng đội, sau cùng là dẫn dắt mọi người đạt đến mục tiêu chung.

CAP 2.png

Hơn thế nữa, song song với việc phát triển khả năng nhận thức, các leader còn có thể nâng cao tư duy, khả năng tập trung, kỹ năng tự học,... đồng thời nhận được sự tín nhiệm, tin cậy của mọi người xung quanh.

KHẢ NĂNG NHẬN THỨC ĐÃ ĐƯA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO ĐI XA TỚI MỨC NÀO?

Trên thế giới có rất nhiều ví dụ về những nhà lãnh đạo nổi tiếng và đại tài sử dụng khả năng nhận thức của mình để chèo lái cả một bộ phận hay doanh nghiệp vượt qua hàng ngàn đối thủ cạnh tranh để có một chỗ đứng trên thị trường, và đằng sau những sự thành công ấy luôn là một nỗ lực để nghiên cứu thị trường cũng như quan sát và nhìn nhận vấn đề. 

Một ví dụ điển hình chính là quyết định đầu tư vào Amazon Prime của Jeff Bezos (một dịch vụ đăng ký trả phí cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các dịch vụ mà không có sẵn hoặc cần chi phí thêm cho khách hàng phổ thông của Amazon. Điều này bao gồm giao hàng miễn phí một hoặc hai ngày, chơi nhạc và video và các lợi ích khác) - qua sự thấu hiểu khách hàng rằng họ rất đề cao sự tiện lợi và nhanh chóng, cũng như có xu hướng tìm kiếm những dịch vụ toàn diện về nhiều mặt. Một dịch vụ “đa zi năng” không chỉ là giao hàng thông thường mà còn giải quyết vấn đề “thời gian” trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng, đi kèm với các tiện ích giải trí khác: đây là một sản phẩm đầy tiềm năng nhưng bấy giờ, khó có thương hiệu nào có thể nghĩ ra hoặc phát triển nó một cách hoàn thiện. 

Nhận thấy đây là một “đại dương xanh” chưa từng được khai thác hiệu quả trước đây, cũng như nắm bắt thời điểm Amazon vẫn đang phát triển thần tốc, Jeff quyết định cho ra mắt Amazon Prime - như kết quả cho một bài toán về cách để giữ chân khách hàng, tăng tần suất đặt hàng và trở nên ưu thế hơn trước các đối thủ khác.

Một trường hợp khác cũng nổi tiếng không kém, bằng cách nhận ra khó khăn của dòng xe điện trong việc tiếp cận tới đại chúng và khiến khách hàng tin tưởng về việc công năng và hiệu suất của pin không thua kém gì xe xăng, Elon Musk tin rằng ngay bây giờ đây, một cơ sở sản xuất pin quy mô lớn để đáp ứng việc mở rộng quy mô sản xuất và nâng cấp xe điện là điều cần thiết. Biết rõ thế mạnh của bản thân trong việc sản xuất các linh kiện điện và tham vọng cao độ với Tesla: sản xuất được 1 triệu xe/năm, Musk đã đưa ra quyết định chiến lược đầu tư vào việc xây dựng Gigafactory - nhà máy sản xuất pin lithium-ion và linh kiện xe điện - một bước đi củng cố địa vị của Tesla như một nhà tiên phong trong việc sử dụng công nghệ sạch và củng cố những giá trị bền vững. 

LÀM SAO ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÀY?

Hình mẫu về những nhà lãnh đạo với khả năng nhận thức đáng gờm có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, không nhất thiết cứ phải làm lãnh đạo chúng ta mới có cơ hội để phát triển khả năng nhận thức của bản thân, mà thay vào đó, có những thói quen, hoạt động, bài tập và tư duy thú vị có thể khiến ta thành thạo hơn với kỹ năng này. 

Thói quen đầu tiên cần xây dựng đó chính là việc đọc sách, hay dung nạp thông tin qua các dạng đọc và nghe với dung lượng bài giảng lớn thay vì chỉ xem các video ngắn. Một phần vì bằng cách đọc những tài liệu phức tạp và thách thức với bộ não của con người, chúng ta có nhiều không gian hơn để rèn luyện não bộ, “bắt” nó phải hoạt động để dung nạp kiến thức mới. Việc này không chỉ khiến bộ não “nhanh nhạy” hơn với những tình huống thực tế, mà lượng tri thức chúng ta tích lũy được còn là hành trình để ta đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, đặc biệt khi đã hiểu rõ bản thân và môi trường xung quanh. 

Luôn thử thách bản thân với những cái mới: quen một người bạn mới, tìm hiểu một lĩnh vực mới mình chưa từng thử, đến một vùng đất mới: không phải ai trong chúng ta cũng thoải mái với việc bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Nhưng bước ra là điều cần thiết, đặc biệt là với sinh viên chưa có đủ trải nghiệm và kinh nghiệm để đưa ra quyết định hay giải quyết một vấn đề. Việc luôn đặt bản thân vào những trải nghiệm mới giúp chúng ta có những cái nhìn đa chiều và góc nhìn mới mẻ hơn - từ đó xây dựng một bộ óc linh hoạt cùng khả năng tư duy phản biện để nhìn nhận vấn đề một cách tinh tế và hiệu quả.
 

English Version

COGNITIVE SKILL - A FUNDAMENTAL LEADERSHIP TRAIT

Have you ever wondered how good leaders are able to stay resilient enough to maintain their performance through the fluctuations and complexities of the times (often known as the "VUCA era”), without being eliminated? As Friedrich Nietzsche once said, “To do great things is difficult; but to command great things is more difficult.” Even so, leadership is difficult, but to be a good, comprehensive leader is even more difficult. So they must have their own secrets, right?

 

Of course! Because “leadership” is not a title or a designation, leadership is a skill, the ability to influence, manage and motivate a team. And since it's a skill, leaders still need to constantly cultivate the leadership traits to get better on their leadership journey, and at the same time maintain their own position in the fiercely competitive labor market.

 

Understanding the above factors as well as common concerns of students, BEC hopes to help you gain an advantage in today's competitive environment by providing more knowledge about leadership traits. This time, let’s explore cognitive ability - the indispensable foundation of a good leader.

WHAT IS COGNITIVE ABILITY?

As an inevitable fact, leadership and related qualities are not randomly mentioned along with cognitive ability. A leader who has a great cognitive ability can understand themselves including their strengths and weaknesses, know the feasibility of their goals and grasp the situation to respond promptly. In many cases, cognitive ability also shows how to learn, memorize or solve problems.

 

Because “One of the tests of leadership is the ability to recognize a problem before it becomes an emergency” (Arnold H. Glasow), cognitive ability has always played a fundamental role in the journey of bettering leadership skills. For example, a leader who is considered to be overly emotional can recognize his or her weaknesses if he has a great cognitive ability. To develop leadership skills, they may try to understand themselves more clearly, and therefore overcome or eliminate their weaknesses. Or they can even turn weaknesses into strengths by turning that into emotional intelligence in order to better understand the personality or psychology of the members. Using their strong emotions in the right place, this leader has the potential to motivate everyone, maintain a harmonious atmosphere and team spirit, and ultimately lead everyone to achieve their goals. Moreover, along with developing cognitive ability, leaders can also improve their thinking, concentration, self-study skills, etc. and gain trust from other people around them.

GREAT LEADERS

There are numerous examples worldwide of famous and talented leaders who have utilized their cognitive abilities to steer an entire department or business to surpass thousands of competing rivals and establish a prominent position in the market. Behind these successes lies a dedication to market research, observation, and problem-solving.

 

A prime example is Jeff Bezos's decision to invest in Amazon Prime. It is a subscription service that provides users with access to various services not available or at an additional cost for regular Amazon customers. This includes free one or two-day delivery, music and video streaming, and other benefits. Through a deep understanding of customers' high regard for convenience and speed, as well as their tendency to seek comprehensive services across multiple aspects, Bezos identified an untapped "blue ocean" that had not been effectively explored before. Recognizing the rapid growth of Amazon at the time, he decided to launch Amazon Prime. As a result, it became a solution to the time constraints in customers' daily lives, in addition to offering other entertainment utilities. This was a highly promising product that few brands could envision or develop comprehensively. Recognizing the untapped potential and capitalizing on the rapid development of Amazon, Jeff decided to introduce Amazon Prime, which ultimately proved to be a solution to the challenge of customer retention, increased order frequency, and gaining a competitive advantage over other rivals.

 

Another equally famous case is Elon Musk's realization of the difficulties faced by electric vehicles in reaching the public and instilling trust in the functionality and performance of electric car batteries that could rival gasoline-powered vehicles. Musk believed that the time was ripe for large-scale battery production to meet the demands of expanding production and upgrading electric vehicles. Understanding his own strength in producing electrical components and driven by Tesla's ambitious goal of manufacturing 1 million cars per year, Musk made the strategic decision to invest in building Gigafactory, a lithium-ion battery and electric vehicle component manufacturing plant. This step solidified Tesla's position as a pioneer in clean technology and reinforced its commitment to sustainable values.

 

These examples demonstrate how leaders with exceptional cognitive abilities perceive market gaps, seize opportunities, and make strategic investments to revolutionize industries and maintain a competitive edge.

HOW TO HONE COGNITIVE ABILITY?

The template about leaders with formidable cognitive abilities may already be familiar to us. However, it is not necessary to become a leader in order to develop our cognitive abilities. Instead, there are interesting habits, activities, exercises, and mindsets that can make us more adept in this skill.

 

The first habit to cultivate is reading books or consuming information through reading and listening to content with substantial depth, rather than just watching short videos. By engaging with complex and challenging materials, we provide our brains with more opportunities to train and "exercise" them to absorb new knowledge. This not only makes our brains more agile in real-life situations but also expands the reservoir of knowledge we accumulate. This journey of accumulating knowledge enables us to make more informed decisions, especially when we have a deep understanding of ourselves and the environment around us.

 

Always challenge yourself with new things: make new friends, explore a field you have never tried before, or visit a new place. Not everyone is comfortable stepping out of their comfort zones. However, venturing beyond the familiar is necessary, especially for students who lack sufficient experience and wisdom to make decisions or solve problems. Placing ourselves in new experiences consistently helps us develop multidimensional perspectives and fresh angles. Consequently, it builds a flexible mind and the ability to think critically, allowing us to perceive issues in a nuanced and effective manner.

Vietnamese Version

Bạn có bao giờ tự hỏi làm sao các leaders giỏi có thể bền chí, giữ vững phong độ vượt qua những biến động và phức tạp của thời đại (hay người ta quen gọi là “kỷ nguyên VUCA”) mà không bị đào thải trong môi trường bão hòa? Như Friedrich Nietzsche từng nói: “Làm những điều tuyệt vời đã khó, nhưng để chỉ huy những điều tuyệt vời còn khó hơn gấp bội.” Vì thế, lãnh đạo đã khó, nhưng để làm một lãnh đạo giỏi, toàn diện còn khó hơn. Vậy hẳn họ cũng phải có những bí kíp bỏ túi cho riêng mình chứ nhỉ?

Dĩ nhiên rồi! Bởi vì “lãnh đạo” không phải là một chức danh, lãnh đạo là một kỹ năng, là khả năng tạo ảnh hưởng, quản lý và tạo động lực cho một tập thể. Và vì đó là một kỹ năng, những leaders vẫn cần phải trau dồi không ngừng những tố chất cần thiết (leadership trait) để trở nên hoàn thiện hơn trên hành trình chinh phục leadership của mình, đồng thời giữ được vị thế riêng mình trong thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt.

bottom of page