top of page

[KHẢ NĂNG QUYẾT ĐOÁN - TỐ CHẤT ĐỂ NẮM BẮT CƠ HỘI, QUẢN TRỊ RỦI RO]

Vietnamese Version

Quyết đoán là một phong cách giao tiếp và đặc điểm hành vi liên quan đến việc thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của một người một cách tự tin và trực tiếp đồng thời tôn trọng các ranh giới của người khác. Một cá nhân quyết đoán có thể tự bảo vệ mình, bày tỏ ý kiến ​​và truyền đạt mong muốn của mình mà không quá hung hăng hoặc thụ động.

CAP 1.png

Các đặc điểm chính của hành vi quyết đoán bao gồm:

 

  • Giao tiếp rõ ràng, mạch lạc: Có thể nói lên nhu cầu và mong muốn của mình một cách hiệu quả, sử dụng câu "Tôi …" và cả ngôn ngữ hình thể để truyền đạt suy nghĩ và cảm xúc của họ mà không đổ lỗi hoặc tấn công người khác. 

  • Tự tin: Thể hiện sự tự tinhình ảnh tích cực về bản thân. Họ tin vào giá trị của bản thân và coi trọng ý kiến ​​cũng như cảm xúc của họ.

  • Đồng cảm: Ngoài sự quyết đoán, đồng cảm là một yếu tố không thể thiếu. Họ luôn xem xét quan điểm và cảm xúc của người khác, lắng nghe và cố gắng tìm giải pháp đôi bên cùng có lợi trong các cuộc xung đột.  Họ sẵn sàng làm việc để tìm ra hướng giải quyết của vấn đề thay vì trốn tránh hoặc leo thang vấn đề Dù vậy, họ vẫn tôn trọng ranh giới và không xâm phạm đến quyền của người khác cũng như không để quyền lợi của mình bị coi thường.

  • Nói "Không" khi cần thiết: Tính quyết đoán liên quan đến khả năng nói "không" khi thích hợp mà không cảm thấy tội lỗi hoặc bắt buộc phải tuân theo yêu cầu của người khác.

Điều quan trọng cần lưu ý là tính quyết đoán không phải là thống trị hay kiểm soát người khác mà là khẳng định quyền lợi của mình và thể hiện bản thân theo cách thúc đẩy giao tiếp lành mạnh và các mối quan hệ tích cực. Phát triển các kỹ năng quyết đoán có thể có lợi trong cả môi trường cá nhân và nghề nghiệp, biết nắm bắt cơ hội để phát triển, cũng như giải quyết những xung đột và vấn đề một cách nhanh chóng thay vì để nó âm ỉ. 

QUYẾT ĐỊNH TRẺ HÓA CỦA VINAMILK - VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CHO SỰ QUYẾT ĐOÁN CỦA THƯƠNG HIỆU

Sự quyết đoán rất quan trọng trong các tình huống kinh doanh khác nhau để duy trì giao tiếp hiệu quả, thiết lập ranh giới rõ ràng và đạt được kết quả thành công. Dưới đây là một số trường hợp mà tính quyết đoán đặc biệt có giá trị trong bối cảnh kinh doanh:

Giải quyết xung đột: Khi đàm phán các giao dịch, hợp đồng hoặc quan hệ đối tác, việc trở nên quyết đoán giúp chúng ta vừa nói được quan điểm, lý lẽ của mình trong khi xem xét nhu cầu của bên kia. Điều này sẽ giúp ta giải quyết xung đột một cách trực tiếp, bày tỏ mối quan tâm của mình và hợp tác làm việc để tìm ra giải pháp có lợi cho tất cả các bên liên quan. Từ đó đưa ra quyết định và đảm bảo chúng được truyền đạt hiệu quả đến mọi người.

CAP 2.png

Hay một tình huống khác cần sự quyết đoán, đó là những tình huống mà quyết định của nhà lãnh đạo sẽ thay đổi cả công ty, cơ cấu hoạt động của nó, Ví dụ điển hình của những “quyết định quyết đoán” gần gũi nhất có thể thấy là quyết định tái định vị thương hiệu của Vinamilk, một cú chuyển mình hoàn toàn bất ngờ, gây tranh cãi và xôn xao dư luận suốt khoảng thời gian qua. Việc quyết định tái định vị một thương hiệu, đặc biệt là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam lúc bấy giờ chắc chắn là một quyết định to lớn, cần rất nhiều sự chuẩn bị, kế hoạch ứng phó,... Tưởng chừng như đây là một quyết định to lớn nhất từ trước đến nay của Bà nhưng không, Vinamilk từ trước đến nay đã có nhiều quyết định lớn lao hơn như việc quyết định xây dựng nên “ Công ty sữa - cà phê Việt Nam” (tiền thân của Vinamilk) trong giai đoạn sữa đang cực kỳ khan hiếm ở nước nhà để theo đuổi Giấc mơ sữa Việt hay từ chối hợp tác với nhà đầu từ nước ngoài với nguồn tiền hấp dẫn chỉ để bảo toàn 70% cổ phần công ty, mang lại đời sống ấm no cho nhân sự trong công ty.

KHI SỰ QUYẾT ĐOÁN KIẾN TẠO NÊN NHỮNG THÀNH TỰU VĨ ĐẠI CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO

Steve Jobs, người sáng lập Apple, cũng được biết đến là một nhà lãnh đạo quyết đoán tới độ “độc tài”. Khi ông trở lại Apple vào năm 1997, công ty đang bị suy thoái và có nhiều dòng sản phẩm rời rạc gây ra sự mập mờ về hướng đi của công ty. Thay vì tiếp tục làm vậy, ông quyết định loại bỏ nhiều dòng sản phẩm không hiệu quả và tập trung vào một số dòng quan trọng như iMac và MacBook. Quyết định này đã giúp tái khởi đầu thành công cho Apple và tập trung vào sự phát triển chất lượng cho từng sản phẩm. 

Một trong những dấu ấn mang tính cách mạng trong sự nghiệp của Steve Jobs là quyết định phát hành iPhone vào năm 2007, khi điện thoại di động chủ yếu là các thiết bị có bàn phím vật lý và hệ điều hành giới hạn. Steve Jobs đã gặp rất nhiều rào cản từ nguồn tài chính hạn hẹp của Apple thời bấy giờ, đến sức mạnh áp đảo của các ông lớn Nokia, Motorola hay Blackberry. Nhưng nhờ quyết tâm đổi mới của mình, ông đã kiên quyết thúc đẩy việc ra đời iPhone với “màn hình cảm ứng”, và là sự kết hợp của không chỉ điện thoại di động mà còn là máy nghe nhạc, máy tính cá nhân. iPhone đã chứng tỏ thành công vượt bậc và trở thành một trong những sản phẩm công nghệ nổi tiếng và ảnh hưởng nhất lịch sử. 

Winston Churchill, vị Thủ tướng của nước Anh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, cũng được biết đến với phẩm chất quyết đoán. Sau khi quân Đức xâm chiếm Pháp và đổ bộ vào Anh vào năm 1940, Adolf Hitler đề xuất một kế hoạch hòa bình với Anh.

CAP 3.png

Tuy nhiên, Winston Churchill đã kiên quyết từ chối kế hoạch này và không đồng ý vào cuộc đàm phán. Ông đã quyết định tiếp tục chiến đấu và không đầu hàng trước quân Đức, cho dù tình hình vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Ông đã đưa ra các bài diễn thuyết đáng nhớ, như "We shall fight on the beaches" và "This was their finest hour," để thể hiện sự kiên định của Anh trong việc đấu tranh cho tự do và chống lại bạo lực của quân Đức. Sự quyết đoán của Winston Churchill còn thể hiện qua cách mà ông không ngừng đề xuất ra những kế hoạch mới và thực hiện hoá nó. Một trong số đó là sự ra đời của tổ chức mã hoá bí mật Government Code and Cypher School (GCCS) nhằm giúp giải mã và đọc thông tin quân sự của quân Đức. Việc này đã giúp cung cấp thông tin quan trọng cho các chiến lược và định hình quyết định của Anh trong cuộc chiến.

SỰ QUYẾT ĐOÁN: CẦN MỘT HÀNH TRÌNH DÀI ĐỂ TRUI RÈN

Để rèn luyện tính quyết đoán, sinh viên cần thực hành và phát triển những kỹ năng quan trọng để đối mặt và đưa ra quyết định trong các tình huống khác nhau. Sinh viên nên tập trung vào việc phát triển kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống: người trẻ cần học cách thu thập thông tin, phân tích các yếu tố quan trọng, đánh giá các lựa chọn và dự đoán kết quả của từng quyết định. Ngoài ra, khi sinh viên xác định rõ ràng về mục tiêu và hệ giá trị của mình, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định và ưu tiên những điều quan trọng nhất.

 

Không chỉ có vậy, những bạn trẻ cần học cách đối diện và vượt qua sự sợ hãi và lo lắng. Quyết định quan trọng thường đến với áp lực và rủi ro, và điều này có thể làm họ do dự trong việc đưa ra quyết định, vì vậy sinh viên cần học cách kiểm soát và vượt qua cảm xúc này. Có thể thực hành bằng cách tham gia vào các cuộc thi, các cuộc tranh luận với người khác. Những hoạt động như vậy sẽ giúp sinh viên rèn luyện khả năng quản lý cảm xúc và tự tin đối diện với các tình huống khó khăn.

CAP 4.png

Ngoài ra, sinh viên cũng cần học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, nhưng đồng thời không để áp lực từ người khác ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định của mình. Việc có khả năng lắng nghe đa dạng những ý kiến và tích cực xem xét các góc nhìn khác nhau một cách có chọn lọc sẽ giúp sinh viên đưa ra quyết định thông suốt và hiểu rõ hơn về tình huống. Tuy nhiên, điều quan trọng là họ không nên để áp lực từ người khác khiến họ mất đi sự tự tin và sẵn lòng đứng vững với quyết định của mình.

English Version

ASSERTIVENESS - THE ESSENTIAL TRAIT TO SEIZE ONE OF A LIFETIME OPPORTUNITIES AND MANAGE UNDERLYING RISKS

Decisiveness is a communication style and behavioral trait related to expressing thoughts, emotions, and needs confidently and directly while respecting the boundaries of others. A decisive individual can assert themselves, voice opinions, and convey their desires without being overly aggressive or passive.

The key characteristics of decisive behavior include:

 

  • Clear and articulate communication: Decisive individuals can effectively express their needs and desires, using "I" statements and body language to convey their thoughts and emotions without blaming or attacking others.

  • Confidence: Decisive individuals display self-assurance and a positive self-image. They believe in their own worth and value their opinions and emotions.

  • Empathy: Alongside decisiveness, empathy is an essential component. They consider the perspectives and emotions of others, listen actively, and strive to find mutually beneficial solutions in conflicts. They are willing to work towards resolving issues instead of avoiding or escalating them. However, they still respect boundaries and do not infringe on the rights of others or allow their interests to be disregarded.

  • Saying "No" when necessary: Decisiveness involves the ability to say "no" when appropriate without feeling guilty or obligated to comply with others' demands.

It's important to note that decisiveness is not about dominating or controlling others; it's about asserting one's rights and expressing oneself in a way that promotes healthy communication and positive relationships. Developing decisive skills can be beneficial in both personal and professional environments, as it enables individuals to seize opportunities for growth and development, as well as promptly address conflicts and issues instead of letting them fester.

[VINAMILK'S BRAND REVITALIZATION - A PRIME EXAMPLE OF BRAND DECISIVENESS

Decisiveness is crucial in various business situations to maintain effective communication, establish clear boundaries, and achieve successful outcomes. Below are some scenarios where decisiveness is particularly valuable in a business context:

Conflict resolution: When negotiating deals, contracts, or partnerships, being decisive allows us to assert our viewpoints and rationale while considering the needs of the other party. This helps us address conflicts directly, express our concerns, and collaborate to find mutually beneficial solutions for all involved. Making decisions in such situations ensures effective communication and dissemination of the resolutions to everyone involved.

Another situation that requires decisiveness is when a leader's decision will reshape the entire company and its operations. A prime example of the most decisive decision one can see is Vinamilk's brand repositioning, which was a completely unexpected and controversial move that sparked public debate. Deciding to reposition a brand, especially the leading dairy brand in Vietnam, is undoubtedly a significant decision that demands extensive preparation, contingency plans, and coping strategies. It may seem like the most substantial decision by the company's leadership, but Vinamilk has made even bigger decisions in the past, such as establishing the "Vietnamese Dairy-Coffee Company" (the precursor to Vinamilk) during a period of extreme scarcity of milk in the country to pursue the Vietnamese milk dream or rejecting collaboration with foreign investors with attractive funding just to preserve 70% of the company's shares, ensuring a prosperous life for its employees.

THE ACHIEVEMENTS OF DECISIVE LEADERSHIP

Decisiveness plays a vital role in driving remarkable achievements for leaders. Two notable examples of decisive leaders are Steve Jobs, the co-founder of Apple, and Winston Churchill, the former Prime Minister of the United Kingdom during World War II.

 

Steve Jobs demonstrated his decisiveness by leading Apple through a significant turnaround in 1997. The company was facing a decline with various disparate product lines, leading to confusion about its direction. Jobs made the bold decision to eliminate many ineffective product lines and focus on key products such as iMac and MacBook. This strategic move resulted in a successful renaissance for Apple, with a concentrated emphasis on developing high-quality products. The decision effectively positioned Apple in the market and contributed to its immense success. One of the most revolutionary milestones in Steve Jobs' career was the launch of the iPhone in 2007. At that time, mobile phones primarily featured physical keyboards and limited operating systems. Despite financial constraints and overpowering competition from giants like Nokia, Motorola, and Blackberry, Jobs persisted in his vision and innovation. He decisively introduced the iPhone with its groundbreaking "touchscreen" technology, combining not just a mobile phone but also a music player and a personal computer. The iPhone proved to be an unparalleled success and became one of the most iconic and influential tech products in history.

 

Winston Churchill, the British Prime Minister during World War II, exemplified decisiveness during the tumultuous times of conflict. In 1940, after Germany invaded France and threatened to invade England, Adolf Hitler proposed a peace plan with Britain. However, Churchill resolutely rejected any negotiations and refused to surrender to Germany, despite the perilous situation. He made the determined decision to continue the fight, expressing unwavering determination through memorable speeches like "We shall fight on the beaches" and "This was their finest hour," showcasing Britain's steadfastness in the struggle for freedom against Germany's violence. Churchill's decisiveness also manifested in his relentless pursuit of new plans, such as the establishment of the secret encryption organization, Government Code and Cypher School (GCCS), to decrypt and read German military communications. This critical initiative provided essential intelligence for strategic planning and decision-making during the war.

ASSERTIVENESS: A ENDURING JOURNEY OF DEVELOPMENT

To cultivate decisiveness, students need to practice and develop essential skills to face and make decisions in various situations. They should focus on honing analytical and evaluative skills: learning to gather information, analyze critical factors, assess options, and predict outcomes for each decision. Additionally, when students have a clear understanding of their goals and values, they will find it easier to make decisions and prioritize what matters most.

Furthermore, young individuals should learn to confront and overcome fears and anxieties. Important decisions often come with pressure and risks, which can lead to hesitation in decision-making. Hence, students need to learn how to manage and overcome these emotions. They can practice this by participating in competitions, engaging in debates with others, and facing challenging situations. Such activities will help them develop emotional resilience and confidence in dealing with difficult circumstances.

Moreover, students should also learn to listen and respect others' opinions while not allowing external pressures to overly influence their decisions. Having the ability to actively listen to diverse viewpoints and thoughtfully consider different perspectives will lead to more informed decision-making. However, it is crucial for students not to let external pressures diminish their self-confidence or sway them away from standing firm with their decisions.
 

bottom of page